MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ
1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo kỹ sư/cử nhân Kỹ thuật Cơ khí theo định hướng ứng dụng, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành về Cơ khí Chế tạo máy; có khả năng phân tích, sáng tạo công nghệ, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp, có năng lực lập kế hoạch, xây dựng dự án phát triển sản xuất, tham gia tổ chức, điều hành và chỉ đạo sản xuất; Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân và có sức khoẻ; có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, có thái độ nghề nghiệp phù hợp, thích ứng với môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng các yêu cầu phát triển của sản xuất và xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thểSinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ khí có kiến thức, kỹ năng và năng lực:
MT1: Có các kiến thức cơ bản, kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi và kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực Cơ khí.
MT2: Có khả năng học tập suốt đời, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng chuyên môn thuộc lĩnh vực Cơ khí để thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp.
MT3: Phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm.
MT4: Phát triển khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất công nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường.
2. CHUẨN ĐẦU RA
2.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Bảng 1.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Ký hiệu |
Chuẩn đầu ra |
Trình độ năng lực |
|
Cử nhân |
Kỹ sư |
||
1 |
Có kiến thức và lập luận kỹ thuật |
|
|
1.1 |
Áp dụng các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và tin học để giải các bài toán kỹ thuật thuộc lĩnh vực Cơ khí. |
3 |
3 |
1.2 |
Vận dụng được kiến thức cơ sở cốt lõi của ngành Kỹ thuật Cơ khí và các kiến thức liên ngành để giải quyết các vấn đề chuyên môn của ngành Kỹ thuật Cơ khí. |
3 |
3 |
1.3 |
Tổng hợp các kiến thức chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy để giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực Cơ khí. |
4 |
4.5 |
2 |
Kỹ năng và tố chất cá nhân và chuyên nghiệp |
|
|
2.1 |
Phân tích kỹ thuật để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Cơ khí |
4 |
4 |
2.2 |
Phối hợp được các kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực Cơ khí |
4 |
4 |
2.3 |
Có tư duy hệ thống về các vấn đề thuộc lĩnh vực Cơ khí |
4 |
4 |
2.4 |
Có khả năng học tập suốt đời |
3 |
4 |
2.5 |
Có đạo đức nghề nghiệp và phong cách làm việc chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp, tổ chức công nghiệp |
3 |
4 |
3 |
Kỹ năng giao tiếp |
|
|
3.1 |
Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm |
3 |
3.5 |
3.2 |
Giao tiếp được dưới nhiều hình thức: văn bản, giao tiếp điện tử, đồ họa và thuyết trình |
3 |
3.5 |
3.3 |
Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp, nghiên cứu tài liệu và văn bản kỹ thuật |
3 |
3 |
4 |
Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất công nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường. |
|
|
4.1 |
Xác định được vai trò và trách nhiệm của những chuyên gia Kỹ thuật Cơ khí đối với xã hội, công nghiệp và bối cảnh toàn cầu |
3 |
4 |
4.2 |
Sử dụng các kiến thức và kỹ năng để khởi nghiệp và kinh doanh và phát triển doanh nghiệp |
3 |
4 |
4.3 |
Thiết lập đặc tính kỹ thuật của hệ thống và các thành phần cấu thành hệ thống cơ khí |
4 |
4.5 |
4.4 |
Ứng dụng công nghệ CAD-CAM-CNC trong thiết kế các hệ thống cơ khí và QTCN gia công chế tạo chi tiết trong hệ thống cơ khí |
4 |
4.5 |
4.5 |
Tổ chức quy trình thiết kế, chế tạo các chi tiết, cơ cấu và các hệ thống cơ khí. |
4 |
4.5 |
4.6 |
Quản lý, vận hành các thiết bị và các hệ thống sản xuất công nghiệp |
4 |
4 |