Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và toàn cầu. Trong bài phát biểu ngày 27/3/2022 tại Tập đoàn THACO Trường Hải, thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: “Một đất nước phát triển hiện đại thì phải có công nghiệp hiện đại, có nhiều ngành quan trọng nhưng cơ khí là nền tảng, vì vậy phải phát triển ngành cơ khí". Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi và đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật Cơ khí luôn là ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ “ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì, được học những gì? ra trường làm gì?..”.
1. NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ?
Kỹ thuật Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Ngành Kỹ thuật Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,… Khoa Cơ khí – Trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên có truyền thống 50 năm tổ chức đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí với chuyên ngành Cơ khí Chế tạo máy.
Cơ khí Chế tạo máy là ngành chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất hoặc các vật dụng hữu ích, phục vụ cho sản xuất và mọi nhu cầu của con người. Cơ khí chế tạo máy là một trong những ngành "hot", là ngành xương sống trong sản xuất công nghiệp, với nhu cầu nhân lực cao ở hiện tại và tương lai. Kỹ sư Cơ khí Chế tạo máy đã và đang có mặt tại tất cả các nhà máy sản xuất.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí tại khoa Cơ khí, có chuyên sâu về lĩnh vực Cơ khí Chế tạo máy được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học trong nước và quốc tế cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến thiết kế và chế tạo các chi tiết máy, thiết bị hoặc hệ thống tự động trong các nhà máy sản xuất công nghiệp và dân dụng.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ khí, chuyên ngành Cơ khí Chế tạo máy có các kiến thức và kỹ năng sau:
- Thiết kế chế tạo máy và chi tiết máy, hệ thống sản xuất và các loại sản phẩm là thiết bị phục vụ nền kinh tế quốc dân và cộng đồng; Đặc biệt có thể ứng dụng công nghệ hiện đại (CAD/CAM-CNC) trong thiết kế và chế tạo các chi tiết máy, máy và hệ thống sản xuất công nghiệp.
- Thiết kế quy trình công nghệ gia công chế tạo sản phẩm cơ khí.
- Triển khai, tổ chức quy trình thiết kế, chế tạo các chi tiết, cơ cấu và các hệ thống cơ khí.
- Quản lý, điều hành các quá trình gia công, điều hành hệ thống sản xuất cơ khí nói riêng và hệ thống sản xuất công nghiệp nói chung;
- Vận hành, bảo quản, bảo dưỡng máy móc, thiết bị và các hệ thống sản xuất…;
- Thu thập xử lý thông tin, phân tích cách yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc;
- Khả năng giải quyết vấn đề thông qua các bước phân tích và các công cụ hỗ trợ… để có thể đáp ứng yêu cầu công việc của kỹ sư chế tạo máy sau khi tốt nghiệp.
Ứng dụng máy tính trong thiết kế, chế tạo cơ khí
Đội ngũ giảng viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm và có trình độ cao
Chuyên ngành Cơ khí Chế tạo máy được phụ trách bởi bộ môn Chế tạo máy với đội ngũ cán bộ gồm có 17 giảng viên cơ hữu, 04 giảng viên kiêm nhiệm và 6 giảng viên tham gia giảng dạy. Trong đó có 03 Phó giáo sư – Giảng viên cao cấp, 05 tiến sĩ, 08 Giảng viên chính và 15 thạc sĩ.
Đội ngũ giảng viên bộ môn Chế tạo máy
Sinh viên được thực hành trên hệ thống trang thiết bị thực hành thí nghiệm hiện đại của trung tâm thí nghiệm thực hành cơ khí
Phòng thực hành CAD/CAM hiện đại
Hệ thống máy gia công CNC đồng bộ và hiện đại
Máy cắt dây tia lửa điện và máy xung tia lửa điện
Hệ thống đo lường kiểm tra hiện đại
Cơ hội tiếp cận thực tế và hội nhập quốc tế rộng mở
Có cơ hội được tham gia thực tập tại các tập đoàn, công ty lớn như Tổng công ty lắp máy LILAMA, Công ty Kim khí Thăng Long, Công ty cổ phần máy và phụ tùng số 1…; Các Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam: Canon, Samsung, Denso,Toyota, Luxshare, Italisa, …
Có cơ hội tham gia các chương trình thực tập liên kết với nước ngoài tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Sinh viên sau khi tốt nghiệp được giới thiệu việc làm tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan ….
Đoàn giảng viên và sinh viên tham quan thực tập tại công ty TNHH New Wing Interconnect Technology
Đoàn giảng viên và sinh viên tham quan thực tập tại công ty thép chính đại
Hoạt động tọa đàm hướng nghiệp cho sinh viên
Cơ hội tham gia nhiều hoạt động sinh viên bổ ích và ý nghĩa
Hội khỏe thể dục thể thao sinh viên
Cuộc thi tiếng hát sinh viên
Chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ sinh viên
Sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí tham gia Hội thi Olympic cơ học toàn quốc
Sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí (K52) tham gia cuộc thi sáng tạo sinh viên TNUT năm 2020 và đạt giải cao
3. SINH VIÊN HỌC NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO LÀM GÌ SAU RA TRƯỜNG?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Cơ khí Chế tạo máy, sinh viên được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng một số vị trí công việc như sau:
LÀM VIỆC TRỰC TIẾP TẠI CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT
LÀM VIỆC Ở PHÒNG KỸ THUẬT, PHÒNG THIẾT KẾ, PHÒNG KCS, R&D …
LẮP ĐẶT, GIÁM SÁT, ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT TẠI CÁC NHÀ MÁY