Mục tiêu và chuẩn đầu ra ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

 

MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ

 

1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

            Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ điện tử theo định hướng ứng dụng nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn tri thức mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong chuyên nghiệp; có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành vững chắc; kỹ năng thực hành nghề nghiệp giỏi; có khả năng nghiên cứu, tư duy đổi mới, sáng tạo để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Cơ điện tử và các lĩnh vực liên quan; có trách nhiệm nghề nghiệp; có các kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa; có khả năng tự học tập nâng cao trình độ để đáp ứng sự phát triển không ngừng của khoa học-kỹ thuật và thăng tiến trong nghề nghiệp

1.2. Mục tiêu cụ thể

            MT1: Cung cấp cho người học kiến thức toán học và khoa học cơ bản, kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi và kiến thức chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực Cơ điện tử.

            MT2: Phát triển khả năng tự học và học tập suốt đời, kỹ năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực Cơ điện tử để thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp.

            MT3: Hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ, tin học và làm việc nhóm; năng lực khởi nghiệp và thích ứng với môi trường làm việc đa dạng trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

            MT4: Phát triển năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất tự động trong công nghiệp.

2. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Bảng 1.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Ký hiệu

Chuẩn đầu ra

Trình độ năng lực

Cử nhân

Kỹ sư

1

Có kiến thức và lập luận kỹ thuật

 

 

1.1.

Áp dụng các kiến thức nền tảng toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các công cụ ngoại ngữ, tin học để sẵn sàng tiếp nhận kiến thức cơ sở ngành và năng lực học tập suốt đời

3

3

1.2.

Áp dụng các kiến thức cốt lõi thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, điều khiển và công nghệ thông tin để tiếp thu và giải quyết các vấn đề chuyên môn của ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

3

3

1.3.

Vận dụng các kiến thức chuyên sâu, đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của người cử nhân/ kỹ sư Cơ điện tử

3

3

2.  

Kỹ năng và tố chất cá nhân và chuyên nghiệp

 

 

2.1.

Phân tích và đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực Cơ điện tử

4

5

2.2.

Kiểm tra, thực hành, thực nghiệm, thử nghiệm các giả thuyết để giải quyết vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Cơ điện tử

3.5

4

2.3.

Khả năng suy xét các vấn đề kỹ thuật của hệ thống Cơ điện tử một cách linh hoạt

3

3.5

2.4.

Năng lực sáng tạo, dám nghĩ dám làm; không ngừng tu dưỡng và rèn luyện bản thân để sẵn sàng cho sự phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp; khả năng truyền bá, phổ biến tri thức trong lĩnh vực chuyên môn.

3

3

2.5.

Có hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và biết cách làm việc trong môi trường chuyên nghiệp; thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp

3

3

3. 

Kỹ năng mềm

 

 

3.1.

Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả

4

4

3.2. 

Giao tiếp hiệu quả dưới nhiều hình thức: văn bản, giao tiếp điện tử, đồ họa và thuyết trình

4

4

3.3. 

Có khả năng giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh ở trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc.

 

 

4.  

Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, và vận hành hệ Cơ điện tử trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường

 

 

4.1.

Nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư với xã hội, công nghiệp và bối cảnh toàn cầu hóa

2

2.5

4.2.

Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng để khởi nghiệp và kinh doanh trong lĩnh vực Cơ điện tử và các lĩnh vực liên quan

3

3

4.3.

Hình thành ý tưởng, thiết lập được các yêu cầu, xác định được chức năng các thành phần cấu thành hệ thống cơ điện tử

4

5

4.4.

Thiết kế hệ thống và các bộ phận hợp thành hệ thống cơ điện tử

4

5

4.5.

Triển khai phần cứng và phần mềm các thành phần cấu thành hệ thống cơ điện tử

3

3.5

4.6.

Vận hành và bảo trì được các hệ thống cơ điện tử

3

3.5