Bộ môn Cơ điện tử được thành lập ngày 9/9/2005 theo quyết định 472/QĐ – TCCB của hiệu trưởng trường đại học kỹ thuật Công Nghiệp, Đại học Thái Nguyên. Bộ môn Cơ điện tử có sứ mệnh đào tạo kỹ sư kỹ thuật Cơ điện tử (mã ngành 7520114) cho xã hội.
Ban đầu trực thuộc khoa Cơ Khí, trưởng Bộ môn trong giai đoạn 2005 đến 2008 là PGS.TS Nguyễn Đăng Hòe, trong giai đoạn này Bộ môn có 05 Giảng viên và chưa giảng dạy chuyên môn. Từ 2008 Bộ môn có thay đổi về nhân sự, cụ thể, PGS.TS Phạm Thành Long nguyên giảng viên Bộ môn Máy & Tự động hóa đảm nhận chức vụ trưởng Bộ môn, TS. Lê Thị Thu Thủy làm phó trưởng Bộ môn, Bộ môn rà soát các đề cương môn học, chuẩn đầu ra, chuẩn bị các giáo trình và bắt đầu đào tạo khóa đại học chuyên ngành đầu tiên là K43 CDT (2007-2012).
Theo quyết định năm 2014 của Hiệu trưởng trường ĐHKT Công Nghiệp, Bộ môn Cơ điện tử chuyển sang trực thuộc quản lý của khoa Điện tử. Từ 2019, bộ môn thuộc quản lý của khoa Cơ khí.
Đến nay Bộ môn Cơ điện tử đã đào tạo ra trường 10 khóa đại học (k43-k53) và hiện đang quản lý, đào tạo 05 khóa (k54-k58) với khoảng hơn 1000 sinh viên chuyên ngành. Với lực lượng giảng viên hiện tại gồm 13 người, trong đó 02 PGS, 07 TS, 02 NCS, 04 Th.s. Về cơ sở vật chất, Bộ môn hiện đang quản lý 01 phòng thí nghiệm chuyên ngành, 01 phòng làm việc cùng nhiều vật chất phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khác.
Bộ môn Cơ điện tử hiện đang giảng dạy 14 học phần chuyên môn trong đó bao gồm 07 học phần lý thuyết (02 học phần cho các ngành CĐT, KTCK), 04 học phần đồ án, 03 học phần thực hành, thí nghiệm.
Từ năm 2007, các khóa k43 đến k48 chỉ tuyển sinh với quy mô 01 lớp mỗi năm, các khóa k49 – k51 đã tăng quy mô lên 02 lớp mỗi năm với sĩ số sinh viên trung bình 80 sv/lớp. Với các khóa mới nhất là từ k52 đến K58 theo nhu cầu xã hội, ngành đã tuyển 03 hoặc 04 lớp Cơ điện tử với tổng số sinh viên mỗi khóa là trên 200 sv. Hầu hết các sinh viên của ngành đào tạo đều tìm được việc làm đúng chuyên môn ngay sau khi tốt nghiệp ra trường ngay tại các tập đoàn công nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh.
Đến nay, sau 17 năm thành lập, Bộ môn Cơ điện tử đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong hoạt động khoa học trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học sinh viên và nghiên cứu khoa học của giảng viên.
Xuất bản hơn 10 đầu sách là sách chuyên khảo, giáo trình tại các nhà suất bản uy tín trong nước.
01 đề tài NCKH cấp Bộ, 02 đề tài NCKH cấp đại học, hơn 35 đề tài NCKH cơ sở và nhiều đề tài NCKH sinh viên;
Có 20 sản phẩm khoa học sẵn sàng chuyển giao trong lĩnh vực Cơ điện tử ứng dụng trong công nghiệp hoặc dân dụng, đặc biệt Bộ môn có những sản phẩm đã được đăng ký sở hữu trí tuệ như máy đo tọa độ CMM, máy đo góc nghiêng bánh răng trụ, két sắt bảo mật sử dụng khóa Cơ điện tử…
CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH
STT |
Chức danh, học vị, |
Chức vụ |
ĐH: năm, |
Thạc sĩ: năm, trường, nước |
Tiến sĩ: năm, |
Ngoại ngữ: Thành thạo hoặc Toefl - ITP |
Thực tập nước ngoài |
1 |
PGS.TS. Phạm Thành Long |
Trưởng bộ môn, Trưởng phòng KHCN và HTQT |
2000, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam. |
2003, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam |
2009, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp TN, Việt Nam |
TOEFL-ITP 487 |
|
2 |
TS. Lê Thị Thu Thủy |
Phó trưởng bộ môn |
2006, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam. |
2009, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam |
2021, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam |
TOEFL-ITP 513 |
|
3 |
TS. Ngô Ngọc Vũ |
Phó trưởng bộ môn
|
2004, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam. |
2009, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam |
2019, ĐH Khoa học và Công nghệ Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan |
Thành thạo Tiếng Anh |
|
3 |
PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòe |
Nguyên phó Hiệu trưởng |
1980, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam. |
|
1998, Đại học Bách khoa Praha (CVUT), Cộng hòa Séc |
Thành thạo Tiếng Anh |
|
4 |
ThS.NCS. Dương Quốc Khánh |
Giảng viên |
2008, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Việt Nam |
2011, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Việt Nam |
NCS, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam |
TOEFL-ITP 487 |
|
5 |
ThS. Nguyễn Ngọc Hà |
Giảng viên |
2009, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Việt Nam |
2012, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Việt Nam |
|
TOEFL-ITP 480 |
|
6 |
ThS. Ngô Văn An |
Giảng viên |
2010, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam. |
2016, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Việt Nam |
|
TOEFL-ITP 460 |
|
7 |
ThS. Nguyễn Hữu Chinh |
Giảng viên |
2009, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam |
2012, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam |
|
TOEFL-ITP 467 |
|
8 |
ThS.NCS. Nguyễn Hữu Thắng |
Giảng viên |
2016, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam. |
2019, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Việt Nam |
NCS, ĐH Khoa học và Công nghệ Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan |
Thành thạo Tiếng Anh |
|
9 |
KS. Ngô Trọng Hoàn |
Giảng viên |
2021, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam. |
|
|
TOEFL-ITP 463 |
|
GIẢNG VIÊN KIÊM NHIỆM |
|
|
|||||
10 |
TS. Vũ Đức Vương |
Phó Giám đốc Trung tâm thí nghiệm – thực hành Cơ khí |
2009, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam. |
2013, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam |
2022, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Việt Nam |
TOEFL-ITP 490 |
|
11 |
TS. Nguyễn Đăng Hào |
Giám đốc Trung tâm HTKN&CGTT |
1998, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam. |
2003, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam |
2016, Đại học Lorraine, Pháp |
Thành thạo Tiếng Anh |
|
12 |
TS. Đỗ Thế Vinh |
Giảng viên |
2003, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam. |
2009, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Thái Nguyên, Việt Nam |
2017, ĐH Quốc lập Khoa học Ứng dụng Cao Hùng, Đài Loan |
Thành thạo Tiếng Anh |
|