Kỹ thuật Vật liệu

 

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KỸ THUẬT VẬT LIỆU

 

Vai trò của Vật liệu và ngành Vật liệu trong đời sống

Kỹ thuật Vật liệu nghiên cứu và triển khai các phương pháp chế tạo và xử lý vật liệu nhằm thu được vật liệu mới bền hơn, nhẹ hơn, có nhiều đặc tính ưu việt hơn. Tất cả máy móc, thiết bị, đồ dùng đều trở nên hấp dẫn và tiện dụng hơn nhờ sử dụng vật liệu mới.

Lịch sử đã cho thấy: Vật liệu luôn đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của mỗi nền văn minh và mỗi quốc gia. Tên vật liệu được đặt cho mỗi thời kỳ phát triển của loài người. Các thời kỳ Đồ Đá, Đồ Đồng, Đồ Sắt nói lên rằng các công cụ giúp con người tồn tại và phát triển trong các thời kỳ đó lần lượt được làm bằng đá, rồi bằng đồng và sau đó là bằng sắt.

Bạn có biết thời kỳ hiện nay là “đồ” gì không? Là thời của Vật liệu thông minh (Smart materials). Bạn có biết, nếu không có các vật liệu mới như vật liệu siêu dẫn, siêu bền, siêu nhẹ… chúng ta sẽ không có các máy vi tính, điện thoại di động đời mới nhanh, mạnh như hiện nay; sẽ không có các máy bay hiện đại giúp bạn bay sang Hoa Kỳ chỉ trong khoảng thời gian ngắn; sẽ không có các vệ tinh phát cho bạn xem các trận bóng đá hấp dẫn đang diễn ra khắp các châu lục. Bạn có biết tại sao các sản phẩm của Nhật Bản, của Hoa Kỳ lại tốt, lại bền đến vậy không? Vì họ có công nghệ xử lý vật liệu siêu đẳng.

Kỹ sư Vật liệu sẽ làm việc gì và làm việc ở đâu?

Kỹ sư Vật liệu tham gia các nhóm thiết kế và phát triển sản phẩm trong các công ty toàn cầu, đa quốc gia; các tập đoàn; các Viện nghiên cứu cao cấp hay các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm vật liệu. Kỹ sư Vật liệu sẽ đóng vai trò quyết định chọn loại vật liệu đáp ứng được các yêu cầu đẹp, bền, rẻ cho mỗi sản phẩm.

Thiết kế, phát triển công nghệ sản xuất và xử lý vật liệu truyền thống cũng như các loại vật liệu mới; Phụ trách kỹ thuật – công nghệ, quản lý và chỉ đạo sản xuất; Xây dựng và quản lý các dự án; Tư vấn kỹ thuật, kinh doanh; Kiểm định chất lượng;… chính là thế mạnh mà các Kỹ sư Vật liệu làm chủ.

Vì hiểu rõ cấu trúc, tính chất và cách tạo ra, cách cải thiện tính chất của các loại vật liệu, nên Kỹ sư Vật liệu có thể làm nhiều việc khác nữa. Không chỉ có vai trò quan trọng trong các nhà máy, doanh nghiệp chế tạo, Kỹ sư Vật liệu còn có thể tham gia hay làm chủ các doanh nghiệp kinh doanh, tư vấn, cung cấp vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất máy móc cơ khí hoặc dân dụng.

Với những hiểu biết sâu về vật liệu của mình, các Kỹ sư Vật liệu có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm tại Các tập đoàn, công ty, nhà máy, xí nghiệp Nhà nước, tư nhân hoặc liên doanh với nước ngoài, các công ty hoàn toàn vốn nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực: vật liệu kim loại (gang, thép, đồng, nhôm, kẽm…); cơ khí chế tạo với công nghệ đúc, công nghệ xử lý nhiệt, công nghệ gia công áp lực…; sản xuất vật liệu Ceramic, Polymer, Composite…; tư vấn kỹ thuật và kinh doanh các sản phẩm vật liệu, các thiết bị phục vụ nghiên cứu và sản xuất, xử lý vật liệu. Kỹ sư vật liệu cũng có thể làm giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường Cao đẳng và Đại học, Viện nghiên cứu phát triển vật liệu phục vụ đời sống xã hội, an ninh - quốc phòng. Đặc biệt, các Kỹ sư vật liệu có rất nhiều cơ hội du học ở nước ngoài như Nhật, Úc, Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Hàn Quốc, Châu Âu.

Vì sao cơ hội việc làm của các Kỹ sư Vật liệu Việt Nam luôn rộng mở?

Cơ hội làm việc của các Kỹ sư/Chuyên gia Vật liệu là khắp mọi nơi bởi vì "nếu không có vật liệu thì sẽ không có các ngành kỹ thuật". Ở nước ta, cơ hội việc làm cho các Kỹ sư Vật liệu hiện nay rất lớn vì những lý do sau đây.

  • Số cơ sở hiện đang đào tạo Kỹ sư Vật liệu trên cả nước ít, gồm: ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Bách Khoa TP HCM, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng…; một số trường Cao đẳng và Trung cấp.
  • Số lượng Kỹ sư Vật liệu tốt nghiệp mỗi năm tại các cơ sở đào tạo này cũng ít: mỗi khóa chỉ tuyển sinh khoảng 100 sinh viên.
  • Nơi làm việc đa dạng, có thể bạn đã biết đến một số Tập đoàn, Công ty liên doanh, Công ty Cổ phần tiêu biểu ở miền Bắc và miền Trung như:

- Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Công ty TNHH Samsung Việt Nam và các công ty vệ tinh (tổng vốn đầu tư trên 5 tỷ đô la Mỹ); Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ); Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên; các doanh nghiệp hoàn toàn vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tại các KCN lớn như KCN Sông Công, KCN Điềm Thụy; KCN Yên Bình...

- Tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh: Công ty Honda; Công ty Canon; Công ty Toyota; Công ty Yamaha; các KCN lớn như KCN Nội Bài, KCN Quang Minh, KCN Thăng Long, KCN Quế Võ; Công ty CP Cơ khí Đông Anh; Tập đoàn Công nghiệp Ô tô Việt Nam; Tổng Công ty Thép Việt Nam; Tập đoàn Vinfast …

- Tại các tỉnh, thành phố khác tại miền Bắc và miền Trung: Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp FORMOSA (Hà Tĩnh) với số vốn đầu tư giai đoạn 1 là hơn 10 tỷ đô la Mỹ ước tính cần hàng nghìn kỹ sư và nhân viên kỹ thuật; Công ty CP Gang Thép Nghi Sơn (Thanh Hóa) với số vốn hơn 6000 tỷ đồng đang được gấp rút hoàn thành; khu Liên hợp Gang Thép Lào Cai và hàng nghìn doanh nghiệp về Luyện kim, Cán thép và Cơ khí khác.

Học ngành Kỹ thuật vật liệu tại trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên có lợi thế gì?

Thái Nguyên với khu Gang Thép (gần 10 Nhà máy, xí nghiệp trực thuộc) được biết đến là biểu tượng của ngành Luyện kim – Vật liệu của nước nhà từ những năm 1960 của thế kỷ 20. Với truyền thống đào tạo 50 năm của Nhà trường, đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm, hàng chục giảng viên từ Hoa Kỳ, Úc, Đức, Canada được nhà trường mời tham gia giảng dạy hàng năm, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập được Nhà trường đầu tư một cách bài bản, người học được thực tập, thực hành tại chính các nhà máy, công ty lớn trên địa bàn xung quanh trường là lợi thế vô cùng lớn cho người học được tiếp xúc thực tế, tích lũy kinh nghiệm thực hành nghề nghiệp. Ngoài ra, với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho thí nghiệm thực hành của ngành Vật liệu giúp sinh viên có thể ứng dụng ngay sau khi ra trường và bắt kịp được với xu thế trên thế giới.

Trang thiết bị thí nghiệm, thực hành hiện đại

Máy quang phổ phân tích thành phần kim loại, Model: Q4 Tasma

Kính hiển vi quang học OLYMPUS, Model: GX71

Máy đo độ cứng tế vi QUALITEST, Model: QV-1000DM

 

Máy đánh bóng bề mặt BUEHLER, Model Automet-250

Máy đo độ cứng Mitutoyo Rocwell, Model: HR-521

Sinh viên được tiếp cận với những trang thiết bị hiện đại nhất về vật liệu

Một số hình ảnh thí nghiệm tại tại trường